GIỚI THIỆU
-
Virtualization Management layer: đây là hình thức ảo hóa ban đầu của máy chủ. Chúng ta thường gọi là “hosted”. Như hình bên dưới thể hiện, chức năng ảo hóa được xây dựng trên một nền OS thông dụng. Một số sản phẩm thông dụng: Microsoft´s Virtual PC, and VMWare´s Workstation.
-
Dedicated Virtualization: Hình thức ảo hóa này thường được gọi là “bare-metal”, được chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ. Vì vậy sẽ giúp sử dụng tài nguyên máy chủ tối ưu hơn là hình thức “hosted”, tốc độ xử lý nhanh hơn. Các sản phẩm thông dụng: ESX, Xen, and Hyper-V.
CÁC BẤT LỢI CỦA GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG
Giảm chi phí đầu tư phần cứng: để đáp ứng những yêu cầu không ngừng về việc triển khai, phát triển các dịch vụ và ứng dụng mới, các tổ chức cần phải tiếp tục tăng thêm số lượng máy chủ. Tuy nhiên, khi càng nhiều máy chủ thì những vấn đề khó khăn lại càng rõ hơn:
- Chi phí tăng: việc mua thêm máy chủ mới sẽ bao gồm chi phí mua máy chủ và các loại chi phí khác: nguồn điện, cooling, không gian đặt máy chủ trong,…
- Hiệu quả đầu tư thấp: với mỗi một máy chủ dành riêng cho một ứng dụng x86 (tải thấp) sẽ làm năng suất hoạt động của CPU chỉ khoảng 5-15%.
- Giảm khả năng quản lý: khó quản lý hơn khi ngày càng nhiều máy chủ và ứng dụng trong một môi trường phức tạp với nhiều loại hệ điều hành, những phần cứng, những loại máy chủ khác nhau.
- Hiệu quả công việc giảm: nhân viên IT sẽ tập trung nhiều thời gian hơn cho việc triển khai máy chủ, cấu hình, giám sát và bảo trì. Vì vậy không còn tập trung nhiều vào các hoạt động, các dự án giúp nâng cao cấp độ hạ tầng thông tin.
CÁC LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP ẢO HÓA
Giải pháp ảo hóa giải quyết vấn đề về chi phí và năng suất hoạt động của máy chủ bằng việc giảm chi phí phần cứng và vận hành đến 50%, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông qua ảo hóa. Đồng thời cũng giúp triển khai các máy chủ nhanh chóng, dễ dàng và tự động quản lý các tài nguyên trong máy chủ tối ưu hơn như:
- Đơn giản hóa việc quản lý hạ tầng bằng cách quản lý tập trung.
- Tự động hóa việc quản lý các nguồn tài nguyên máy chủ giúp các nhân viên IT không còn tốn quá nhiều thời gian vào việc quản lý các máy chủ mà sẽ tập trung vào những ứng dụng và dịch vụ mới mang lại lợi ích cho người dùng và tổ chức.
- Giảm đến 50% chi phí trang bị các thiết bị mới như máy chủ, nguồn, hệ thống làm lạnh... bằng việc tăng hiệu quả hoạt động của các máy chủ hiện tại.
KHẢ NĂNG SẴN SÀNG CAO CỦA GIẢI PHÁP ẢO HÓA
Bảo vệ dữ liệu an toàn
-
Phục hồi dữ liệu nhanh và đơn giản
-
Đơn giản hóa việc bảo vệ dữ liệu một cách toàn diện.
-
Cho phép thực hiện sao lưu dự phòng tập trung các máy ảo mà không ảnh hưởng đến người dùng, ứng dụng
Tính sẵn sàng cao
-
Cung cấp khả năng sẵn sàng cao (HA) với sự độc lập về phần cứng, hệ điều hành và ứng dụng.
-
Không cần ngừng hệ thống khi phải thực hiện những nhiệm vụ bảo trì thông thường: nâng cấp phần cứng, cập nhật hệ điều hành, firmware,…
-
Khả năng tự động khởi động lại (restart) khi gặp lỗi.
-
Giảm thời gian ngừng hệ thống (downtime) vì những lý do chủ quan: bảo trì, nâng cấp phần cứng, phần mềm, di dời máy chủ,…mà không gây ảnh hưởng đến các ứng dụng và dịch vụ đang chạy trên các máy chủ, cho phép các máy ảo có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa các máy chủ vật lý khác nhau trên những thiết bị lưu trữ khác nhau.
-
Ngăn chặn việc dừng hệ thống do các nguyên nhân khách quan như lỗi phần cứng và phần mềm. Môi trường ảo hoá xây dựng sẵn các tính năng hỗ trợ rất hiệu quả khả năng chịu đựng lỗi.
-
Giúp khôi phục nhanh chóng khi máy chủ vật lý lỗi. Các máy vật lý được nhóm (group) lại với nhau, tạo thành một khối – cluster, chia sẻ với nhau các nguồn tài nguyên (CPU, RAM, Network..) và giúp chịu đựng lỗi lẫn nhau.
Tính năng phòng chống thảm hoạ
- Chi phí đầu tư cao: yêu cầu cấu hình phần cứng ở trung tâm dự phòng (DR site) phải giống với trung tâm chính (Production site).
- Giải pháp phức tạp và mất nhiều thời gian khi khôi phục: cần nhiều công cụ, qui trình khôi phục cho từng loại application, từng loại dữ liệu. Đồng thời quá trình khôi phục cũng tốn quá nhiều thời gian, có thể không đáp ứng đúng yêu cầu về RTO (recovery time objective).
- Khả năng khôi phục không tin cậy: Cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại giải pháp để đảm bảo khả năng khôi phục khi có sự cố. Tuy nhiên, với giải pháp hiện nay thì rất khó kiểm tra do sự phức tạp và mất thời gian cho việc phục hồi
- Phục hồi nhanh: ảo hóa giúp dễ dàng copy, clone các tài nguyên hệ thống nên thời gian phục hồi được cải thiện đáng kể.
- Giải pháp phục hồi sau thảm họa luôn sẵn sàng và đạt độ tin cậy cao vì dễ kiểm tra, đánh giá hơn.
- Giảm chi phí xây dựng một giải pháp Disaster Recovery nhờ sử dụng các máy ảo là phần cứng độc lập, có thể chạy trên bất kỳ những máy chủ vật lý x86 thông thường mà không cần chỉnh sửa, cấu hình lại. Vì vậy có thể sử dụng bất kỳ máy chủ nào ở DR site mà không bắt buộc phải mua phần cứng giống như ở Production site.
Hạ tầng siêu hội tụ sẽ là nền tảng phù hợp để xây dựng mô hình public cloud (điện toán đám mây công cộng), private cloud (riêng biệt) hay hybrid cloud (hỗn hợp) hoặc một trung tâm dữ liệu (data center) riêng cho từng doanh nghiệp. Dựa vào thời gian triển khai nhanh, giảm chi phí quản trị tài sản của trung tâm dữ liệu, và dễ dàng mở rộng tài nguyên.
Việc vận hành data center đang ngày càng trở nên phức tạp, các tác vụ đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn nhưng với việc quản lý hệ thống cho doanh nghiệp sẽ được giải quyết dễ dàng nếu sử dụng hạ tầng siêu hội tụ. HCI sẽ giúp quản lý tài nguyên, quản trị viên sẽ có giao diện trực quan, dễ thao tác ngay cả khi hệ thống backend được mở rộng liên tục.
HCI với khả năng điều khiển hội tụ (Unified Point of Control) đã được tích hợp sẵn trong chương trình bảo vệ dữ liệu tốt nhất bao gồm: Access Control – Kiểm soát truy cập, Mã hoá – Encryption, Remote Data Replication, các quy trình Backup và Disaster Recovery, Applied System-wide software.
- Hoàn toàn cô lập: Mỗi VDC hoạch động độc lập với nhau bảo đảm ổn định hiệu suất và tăng tính bảo mật.
- Quản lý hợp nhất: Cho phép quản lý dễ dàng và tự động hoá các VDCs.
- Khả năng tuỳ biến cao: Người dung có thể tuỳ biến các VDCs cho từng loại nhu cầu khác nhau
- Hiệu quả kinh tế: Tối ưu sử dung tài nguyên, mang đến hiệu quả chi phí đi kèm với lợi ích của giải pháp multi-tenancy.
- Disaster Recovery: Tuỳ biến các DR protocols trong mỗi VDCs đáp ứng yêu cầu business continuity.
- Patch Testing: An toàn, môi trường được cô lập cho việc kiểm thử, cập nhật phần mềm.
- Ransomware Protection: VDCs cô lập hoàn toàn giúp ngăn ngừa sự lây lan Ransomwaren và phục hồi khẩn cấp.